Chuyenkhoakysinhtrung.com Tôi tên là Trần Thị Bé, quê tôi ở xã Thạch Động, Hà Tiên, Kiên Giang. Thời gian gần đây tôi được biết quê tôi có nhiều người bị nhiễm bệnh giun sán chó mèo.
Vậy xin bác sĩ cho biết dấu hiệu đầu tiên của bệnh giun sán chó mèo là gì? Làm sao để phát hiện sớm và bệnh này có nguy hiểm không, có điều trị khỏi hoàn toàn không? Xét nghiệm thì bao lâu có kết quả?
Chào chị, cảm ơn chị đã chia sẻ những thông tin này, chúng tôi trả lời chị như sau:
Bệnh giun sán chó mèo là gì?
Bệnh giun đũa chó, mèo có tên khoa học là Toxocara, do một loài giun tròn ký sinh và đẻ trứng trong ruột chó và mèo rồi phát tán ra môi trường và lây nhiễm cho con người qua đường miệng. Do phần lớn là lây nhiễm từ chó nên thường gọi là bệnh sán chó Toxocara.
Nhiễm sán chó Toxocara thường diễn biến âm thầm, ít có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Một số người than phiền vì ngứa da dai dẳng và mệt mỏi.
Bệnh sán chó có thể gặp ở mọi vùng miền, đặc biệt là những nơi người dân thường nuôi chó thả rong. Tại Hà Tiên, Kiên Giang, chúng tôi tham gia cùng đoàn khảo sát của Bộ Y tế, đánh giá tình hình nhiễm ấu trùng sán chó Toxocara tại các xã, phường như Mỹ Đức, Thạch Động, Tô Châu, Pháo Đài, Đông Hồ, Bình San.
Một số người dân có thói quen đi chân trần, thường xuyên tiếp xúc với đất cát. Trẻ em tham gia các trò chơi hoạt động ngoài trời thường không mang giày dép, cùng với tỷ lệ nuôi chó thả rong cao, phân của chó không được quản lý còn vương vãi tự nhiên trong môi trường là nguồn phát tán bệnh giun đũa chó trong môi trường đất
Chúng tôi thấy trẻ em tại các xã Mỹ Đức và Thạch Động có kết quả xét nghiệm máu cho thấy tỷ lệ dương tính với ấu trùng Toxocara trên 20%.
Bệnh sán chó lây nhiễm cho người như thế nào?
Nguồn lây nhiễm là từ phân chó, mèo nhiễm ấu trùng phát tán ra môi trường và lây nhiễm cho con người qua đường miệng, qua da và qua niêm mạc.
Quá trình nhiễm bệnh giun sán chó mèo
Ấu trùng có thể có trong rau sống, thịt động vật, gia cầm như thịt bò, thịt cừu, thịt thỏ, thịt gà, thịt dê,... Khi ấu trùng Toxocara xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ vào máu và phóng thích độc tố gây nên các dấu hiệu triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, mẩn ngứa, đau cơ, đau đầu,...
Triệu chứng bệnh sán chó Toxocara
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh sán chó Toxocara rất mơ hồ, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, căng da đầu, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ chập chờn, uể oải, đi cầu thang cũng mệt. Luôn cảm thấy căng thẳng, buồn bực trong người, làm việc kém hiệu quả.
Ngoài ra, có thể xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng như: hay quên, thay đổi tính tình, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu, đau đầu thoáng qua, nhức mỏi mắt, mờ mắt, đôi khi xuất hiện đau nhức cơ, cảm giác châm chích dưới da,...triệu chứng lâm sàng giống với các bệnh lý khác, do đó, đòi hỏi bác sĩ lâm sàng cần có kinh nghiệm để định hướng chẩn đoán và chỉ định xét nghiệm kịp thời để chẩn đoán sớm bệnh sán chó.
Phát ban, nổi mề đay, dị ứng là triệu chứng của bệnh sán chó nhưng đó cũng là triệu chứng của bệnh da liễu. Nhiều trường hợp bị ngứa do nhiễm giun sán trong máu nhưng không hề hay biết, dẫn đến chỉ tập trung vào chữa trị da liễu gây nên tình trạng ngứa kéo dài dai dẳng không dứt.
Một số hình dạng ngứa ở bệnh nhân nhiễm giun sán chó mèo Toxocara
Mặt khác, ấu trùng thường trú ngụ ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, đồng nghĩa với việc các triệu chứng lâm sàng cũng xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Mặc dù là ít rầm rộ nhưng nguy cơ tiềm tàng luôn thường trực. Chính vì các triệu chứng lâm sàng không điển hình nên bệnh sán chó Toxocara thường ít được quan tâm chữa trị sớm.
Biểu hiện nặng của bệnh giun đũa chó Toxocara?
Biểu hiện bệnh nặng có thể khởi phát bằng nhức mỏi mắt hoặc đau đầu, sau một thời gian mắt có thể mờ đi và giảm thị lực nhanh chóng. Chụp cộng hưởng từ có thể thấy hình ảnh tổn thương trên đỉnh hốc mắt.
Trên phim có thể thấy ổ sán tại não, kèm theo đau đầu, đau cơ, yếu nửa người, chóng mặt, động kinh, viêm não - màng não là báo hiệu bệnh nặng, giai đoạn này xuất hiện muộn hơn và có thể để lại di chứng liệt, thậm chí dẫn đến tử vong.
![Triệu Chứng Bị Bệnh Giun Sán Chó Mèo]()
Chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara?
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, các triệu chứng lâm sàng do bệnh sán chó thường có tính chất kéo dài, dai dẳng và tái đi tái lại.
Dựa vào yếu tố dịch tễ, môi trường sống và thói quen ăn uống của người bệnh
Dựa vào xét nghiệm, kết quả bị bệnh sán chó là khi một số chỉ số xét nghiệm máu có sự tăng lên trên ngưỡng bình thường. Những chỉ số này sẽ giảm khi tái khám và trở về bình thường sau điều trị.
Điều trị bệnh sán chó Toxocara
Điều trị sán chó trong máu không giống như điều trị một số bệnh giun sán thông thường trong đường ruột. Điều trị bệnh sán chó cần có phác đồ riêng để diệt ấu trùng trong máu, đặc biệt là đối với trường hợp ấu trùng gây tổn thương nội tạng, tổn thương thần kinh và mắt. Chữa trị bệnh sán chó đạt hiệu quả trước hết cần xác định thể bệnh rồi áp dụng phác đồ điều trị cho thể bệnh đó.
Trường hợp mẩn ngứa điển hình ở bệnh nhân xét nghiệm nhiễm ấu trùng Toxocara
Điều trị bệnh sán chó Toxocara
Ấu trùng sán chó trong máu ít bị tiêu diệt khi sử dụng một hoặc hai loại thuốc với thời gian 1 đến 2 ngày. Vì như vậy chưa đủ liệu trình để loại bỏ ấu trùng ra khỏi cơ thể
Trường hợp nhiễm nặng lượng ấu trùng nhiều có tổn thương nội tạng sẽ lâu hồi phục hơn những trường hợp chưa tổn thương nội tạng. Tuy nhiên bổ sung liều lượng thuốc kháng viêm hợp lý ở thể bệnh nặng sẽ góp phần rút ngắn thời gian chữa trị.
Trong quá trình điều trị bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm, triệu chứng lâm sàng, hội chứng bệnh, thể bệnh để điều chỉnh thuốc hoặc phối hợp hiệp đồng thuốc khi cần thiết.
Sau khi sử dụng thuốc 1 đến 2 liệu trình sẽ loại bỏ ấu trùng ra khỏi cơ thể và các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng như phát ban, nổi mề đay mẩn ngứa sẽ được đẩy lùi.
Khi chữa trị bệnh giun sán chó mèo Toxocara người bệnh có thể ăn uống bình thường, không cần thiết phải kiêng cữ để đảm bảo chất dinh dưỡng, chỉ cần ăn chín uống sôi và tuân thủ liệu trình, uống thuốc đúng giờ không nên bỏ thuốc và tái khám đúng hẹn.
Không sử dụng rượu bia, thuốc lá. Sau khi điều trị cần quan tâm đến vệ sinh phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Bạn có thể liên hệ khám chữa bệnh sán chó Toxocara và các bệnh giun sán khác tại phòng khám ký sinh trùng để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám, xét nghiệm và chữa trị theo phác đồ để phòng tránh bệnh dai dẳng kéo dài, đồng thời rút ngắn thời gian chữa trị cũng như những hệ luỵ do ký sinh trùng gây ra đối với sức khoẻ.
Để khẳngiđịnh chắcichắn bạn có bị nhiễm giun đũa chó Toxocara hay ấu trùng sán khác xin mời bạn đến với chúng tôi:
Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng Ánh Nga tại TP. HCM số 76 Trần Tuấn Khải, Phường 5, Quận 5, TP. HCM.
Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng Ánh Nga tại Hà Nội số 443 đường Giải Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm về lĩnh vực Ký sinh trùng, đã từng làm việc ở Viện Ký sinh trùng Trung ương Hà Nội và TP. HCM, có tay nghề cao tư vấn nhiệt tình miễn phí, khám, xét nghiệm và đặc trị bệnh ký sinh trùng, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh.
BS. Nguyễn Ngọc Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG SÀI GÒN
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Địa chỉ số: 76 Trần Tuấn Khải, P. 5, Q. 5, TP. HCM
ĐT tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02838302345
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày