Ăn lươn có bị nhiễm bệnh giun lươn không?

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2317 | Cật nhập lần cuối: 2/10/2021 10:53:19 PM | RSS

Bác sĩ cho e hỏi đường xâm nhập, nơi cư trú và gây hại của sán đầu lươn trên người? Ăn thịt lươn thì có bị nhiễm giun lươn không thưa bác sĩ?

Giun lươn

Trả lời:

Tên sán đầu lươn là do dân gian gọi tên nha bạn. Về khoa học thì có ấu trùng giun lươn gây bệnh cho con người. Và ăn thịt lươn nấu chín thì không nhiễm giun lươn. Trên thực tế thì có hai giai đoạn của chu kỳ sinh học bệnh giun lươn, đó là chu kỳ ký sinh (trực tiếp) và chu kỳ sống tự do (gián tiếp). Chu kỳ diễn ra dưới điều kiện nơi vùng ôn đới và chu kỳ gián tiếp lại điễn ra ở vùng nhiệt đới. Giun trưởng thành sống ở trong niêm mạc của ruột non, còn phần trên ruột non là nơi ưa thích nhất của chúng. Con giun cái đẻ trứng trong niêm mạc của ruột, trứng sẽ phát triển và tiếp tục đẻ trong vòng vài giờ sau khi mà phát triển một cách hoàn chỉnh

Trong một vài điều kiện, chu kỳ ký sinh xảy ra, ấu trùng giai đoạn 1 lột vỏ 2 lần để tạo ra những thể nhiễm trong vòng vài ngày. Ấu trùng ở giai đoạn nhiễm sống trên bề mặt lớp đất, sinh sống trên các thực vật và tồn tại tầm khoảng vài ngày. Khi mà tiếp xúc với da người, chúng sẽ xâm nhập gây ra viêm da ở vi trí chúng xuyên vào. Chúng tấn công vào các mạch máu nhỏ hay là hệ mạch lympho, đi đến tim đến phổi. Sau khi xuyên qua được phế nang, chúng đến hệ hô hấp, đến cả hầu họng rồi xuống hệ thực quản đến ruột non. Quá trình lột vỏ có thể sẽ diễn ra trong suốt quá trình chúng di chuyển đến hệ hô hấp hoặc khi chúng đến được ruột non và trưởng thành tại đó. Con giun cái đẻ trứng trong khoảng thời gian 17 ngày kể từ khi ấu trùng tiếp xúc hay xuyên qua da. Lượng trứng đẻ sinh sôi cũng không vượt quá 50 trên một ngày.

Người là một vật chủ quan trọng của giun lươn, nhiễm bệnh là do quá trình tiếp xúc với da và tiêu hóa thực phẩm hoặc nguồn nước uống có nhiễm bệnh. Một số những trường hợp xảy ra chu kỳ tự nhiễm như sau: Quá trình tự nhiễm là xảy ra khi tất cả hoặc một số ấu trùng giun sán thể Rhabditiform cư trú ở trong thành ruột thay lông, khi thoát vỏ thành ấu trùng Rhabditiform ở giai đoạn 2, rồi chúng thay đổi hình dạng thành các ấu trùng giai đoạn nhiễm. Sau đó chúng xâm nhập vào niêm mạc ruột non hay là da xung quanh hậu môn, di trú đến cơ quan phổi trước khi tự chúng đi vào ruột, nơi mà chúng phát triển thành con cái có khả năng sinh ra bệnh. Sự lây truyền bệnh qua nhau thai và qua đường sữa đã được báo cáo ở những động vật sơ sinh và đang cho con bú, điều này có thể xảy ra trên người!

Giun lươn sẽ lây nhiễm cho người như thế nào?

Giun lươn sinh sống trong cơ thể con người hoặc ngoài môi trường tự do với 3 dạng là: giun đã trưởng thành, trứng và ấu trùng, giun sinh sản, phát triển và lây nhiễm theo các chu trình: Ấu trùng giun lươn xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua da, sau đó sẽ đi theo đường tĩnh mạch về đến tim, qua phổi, rồi lên khí quản. Sau đó tới hầu rồi chuyển sang hệ thực quản, xuống ruột để trở thành những con giun trưởng thành. Giun lươn là loại ký sinh trùng có chu kỳ rất phức tạp: con giun đực, giun cái trưởng thành sống ở đường ruột, ấu trùng sẽ phát triển ở ngoại cảnh. Một số ấu trùng khác, một khi xâm nhập vào cơ thể người và gây ra bệnh.

Những nơi nào con người thường mắc bệnh giun lươn?

Giun lươn ưa thích nơi có khí hậu nhiệt đới, hay bán nhiệt đới. Những vùng, nơi có nhiều giun móc cũng thường có nhiều giun lươn. Ở Việt Nam, những vùng hay có bệnh nhiễm giun là Điều tra đất cát ven sông, ven biển. Các vùng, khu vực trồng hoa màu, là điều kiện vệ sinh và xử lý phân không được tốt thường có số người bị mắc bệnh nhiều hơn.

Những rắc rối do giun lươn gây ra khi nhiễm phải

Bệnh giun lươn thường khó mà xác định vì nó hay phối hợp với những ký sinh trùng đường ruột khác, gây ra những triệu chứng lâm sàng có các tính chất pha trộn. Nhiều trường hợp bị nhiễm giun lươn mà không có những triệu chứng lâm sàng. Khi ấu trùng xuyên được qua da, bệnh nhân có thể thấy rõ biểu hiện viêm ngứa kiểu như bị dị ứng. Nếu cường độ bị nhiễm bệnh cao mới xuất hiện rõ những triệu chứng về tiêu hóa: tiêu chảy từ 5-7 lần/ngày, đi phân lỏng toàn nước. Bệnh nhân bị thiếu máu nhẹ, suy nhược thần kinh. Một số trường hợp mà giun lươn lạc chỗ có thể gây những triệu chứng viêm phổi. Nếu bị tiêu chảy kéo dài không rõ được nguyên nhân, lại có các yếu tố thuận lợi để cho việc nhiễm giun lươn.Vì vậy, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế hay chuyên khoa ký sinh trùng để được xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm phân để tìm ấu trùng giun sán.

Cách phòng nhiễm bệnh giun lươn

Đó là đi dép, ủng để phòng ngừa và hạn chế khả năng ấu trùng xuyên qua da. Ăn chín uống sôi và giữa tay chân luôn sạch sẽ. Hy vọng với câu trả lời trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh giun lươn. Chúc bạn khỏe nhé!

DS. VŨ THỊ THÙY