Bệnh giun lươn là gì? Làm sao để biết bị nhiễm giun lươn?

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 738 | Cật nhập lần cuối: 2/16/2021 8:01:01 AM | RSS

Giun lươn có kích thước nhỏ, giun cái và đực sống ký sinh ở ruột non của người. Sau khi thụ tinh, giun đực chết và bị thải ra ngoài theo phân. Giun cái có thể đẻ trứng mà không cần thụ tinh, hiện tượng này gọi là sinh sản. Trứng nở ngay ở trong ruột non, cho ra ấu trùng có thực quản ụ phình, ấu trùng này được thải ra ngoài để tiếp tục chu trình phát triển ở ngoại cảnh tùy theo điều kiện của môi trường, ấu trùng sẽ phát triễn theo chu trình gián tiếp. Hầu hết các trường hợp nhiễm có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Bệnh chỉ trở nên quan trọng khi người bệnh bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt khi bệnh nhân được điều trị với corticoides dài ngày.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh giun lươn

Đau bụng lâm râm đôi khi đau từng cơn vùng quanh rốn. Rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là triệu chứng tiêu chảy, phân lỏng như kéo dài, không đáp ứng điều trị với các loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể giúp nghĩ đến chuyện giun lươn.

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh giun lươn

a) Tìm ấu trùng có thực quản ụ phình: bằng các phương pháp sau

Xét nghiệm giun lươn

Soi phân trực tiếp bằng kính hiển vi, có thể thấy ấu trùng di động trong vi trường. Cần phân biệt ấu trùng có thực quản phình của giun lươn với ấu trùng giai đoạn I của giun móc.

Tập trung theo kỹ thuật Baermann: kỹ thuật này dựa trên đặc tính ưa nước và nhiệt độ của ấu trùng. Kỹ thuật Baermann khi thực hiện mất khoảng 3 giờ.

Hút dịch tá tràng cũng được dùng để tìm ấu trùng giun lươn khi cần thiết.

b) Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng giun lươn

Lấy máu xét nghiệm bằng phương pháp ELISA tìm kháng thể kháng Strongyloides IgG có dương tính. Sự tăng giảm của bạch cầu toan tính giúp theo dõi tiến trình của bệnh và đánh giá sự tự nhiễm của bệnh giun lươn.

KTV. KHƯƠNG VY