Nhận biết và cách phòng chống bệnh sán lá

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 594 | Cật nhập lần cuối: 2/16/2021 9:35:30 AM | RSS

Thông tin cập nhật vào ngày 7/3/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ước tính các bệnh sán lá được truyền qua thực phẩm (Foodborne trematodiases) làm ảnh hưởng hơn 56 triệu người trên toàn cầu. Bệnh do các loài sán lá (flukes) gây nên, trong đó những loài phổ biến nhất đó là Clonorchis, Opisthorchis, Fasciola và Paragonimus. Người mà dễ bị nhiễm bệnh do dùng thức ăn sống hoặc nấu chưa chín như cá, động vật giáp xác (crustaceans) và các thực vật là nơi để ẩn náu trong phút chốc của ký sinh trùng ở trong giai đoạn ấu trùng.

Sán lá

Sự lan truyền bệnh

Các bệnh sán lá truyền qua các thực phẩm là bệnh lây truyền động vật, tức là chúng lan truyền theo tự nhiên từ các động vật có xương sống cho con người và ngược lại. Tuy nhiên, sự lan truyền này không trực tiếp vì các ký sinh trùng gây bệnh có liên quan trở thành lây nhiễm chỉ sau khi hoàn thành vòng đời phức tạp liên quan đến các giai đoạn trong các vật chủ trung gian. Vật chủ trung gian thứ nhất trong mọi trường thích hợp là ốc nước ngọt, trong khi đó, vật chủ thứ hai là khác nhau với clonorchiasisopisthorchiasis thì vật chủ là một loài cá sống nước ngọt, trong khi paragonimiasis thì vật chủ là một loài giáp xác, còn sán lá gan lớn (fascioliasis) không đòi hỏi vật chủ của trung gian thứ hai mà vật chủ cuối cùng là một động vật có vú. Người bị nhiễm bệnh là khi ăn phải các vật chủ trung gian thứ hai đã bị nhiễm bệnh với các thể ấu trùng của ký sinh trùng, trong trường hợp sán lá gan lớn mà người bị nhiễm khi ăn phải ấu trùng cùng với các loại rau thủy sinh mà chúng gắn vào

Các triệu chứng bệnh

Gánh nặng y tế công cộng do nhiễm các bệnh sán lá truyền qua thực nhiễm sán lá giai đoạn đầu thường sẽ là nhẹ và không được chú ý tới vì không có những triệu chứng hoặc rất ít. Ngược lại thì tình trạng cơ thể sẽ mệt mỏi toàn thân và đau dữ dội có thể xảy ra, thường thấy là ở vùng bụng nhất là trong các trường hợp nhiễm sán lá gan lớn. Nhiễm trùng mãn tính sẽ gắn liền với bệnh tật nghiêm trọng, các triệu chứng chủ yếu nằm trong các cơ quan đặc biệt và phản ánh vị trí, nơi của sán trưởng thành trong cơ thể. Với clonorchiasisopisthorchiasis, sán trưởng thành cư ngụ trong các đường mật nhỏ của gan, gây nên viêm và xơ hóa của các mô lân cận trong cơ thể và gây ra ung thư đường mật, một thể trầm trọng và có thể gây ra tử vong của ung thư ống mật. Với sán lá gan lớn (fascioliasis), sán trưởng thành sinh sống trong túi mật và ống mật lớn hơn, nơi đó chúng tạo ra viêm, xơ hóa, tắc nghẽn, gây đau bụng và vàng da; xơ gan và thiếu máu trầm trọng. Với sán lá phổi (paragonimiasis), vị trí sống của sán là mô phổi gây ra những triệu chứng có thể gây nhầm với bệnh lao: bệnh ho mãn tính với đờm có dính máu, đau ngực, khó thở và sốt.Đặc biệt sự di chuyển của sán đến não là trầm trọng và nguy hiểm nhất.

Phòng chống bệnh

Phòng chống nhiễm sán truyền qua đường thực phẩm nhằm làm giảm các nguy cơ lây nhiễm và kiểm soát được tỷ lệ bị mắc bệnh có liên quan, những biện pháp y tế công cộng thú y và thực hành an toàn về thực phẩm làm ngăn chặn, giảm nguy cơ lây nhiễm, trong khi đó để kiểm soát được tỷ lệ bệnh tật cải thiện tiếp cận tới việc điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc đạt an toàn và hiệu quả (thuốc tẩy giun). Điều trị bệnh có thể được cung cấp thông qua về hóa trị liệu phòng ngừa hay xử lý các ca bệnh cá thể, hóa trị liệu phòng ngừa có liên quan đến một phương pháp tiếp cận dựa trên các quần thể nơi tất cả mọi người trong một vùng hay những khu vực nhất định được cho thuốc mà không phân biệt được tình trạng nhiễm bệnh của họ, khuyến cáo ở các nơi mà có số lượng lớn của các cá nhân đang bị nhiễm

Đáp ứng của WHO

Nhiệm vụ của WHO về việc phòng chống các bệnh sán lá truyền qua thực phẩm là một phần của phương pháp tiếp cận gắn kết trong phòng chống về các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) bao gồm phát triển các định hướng chiến lược và khuyến nghị; hỗ trợ và lập bản đồ ở các nước lưu hành bệnh; hỗ trợ các can thiệp thí điểm và chương trình phòng chống ở các nước đã lưu hành; hỗ trợ về việc giám sát và các đánh giá hoạt động triển khai để thực hiện; cung cấp những tài liệu về gánh nặng của bệnh sán lá truyền qua thực phẩm và các tác động của những biện pháp can thiệp được thực hiện. WHO thúc đẩy bằng việc đưa các bệnh sán lá truyền qua thực phẩm vào trong các mục tiêu của các can thiệp hóa trị dự phòng với mục đích là đảm bảo rằng những hậu quả tồi tệ nhất của chúng như: (ung thư ống mật và những cơ quan liên quan khác) sẽ được ngăn chặn hoàn toàn. WHO đàm phán một thỏa thuận với Novartis Pharma AG, theo đó công ty này đã trao tặng Triclabendazole để điều trị bệnh ký sinh trùng sán lá gan lớn và sán lá phổi ở người được vận chuyển miễn phí tới các Bộ Y tế được áp dụng chúng, WHO mời gọi tất cả các nước đã lưu hành tận dụng lợi thế của chương trình quyên góp này. Trong năm 2015, tầm khoảng 600.000 người đã được báo cáo và nhận được thuốc điều trị về bệnh sán lá do thực phẩm trên toàn thế giới, các chương trình lớn nhất cho việc công tác phòng chống nhiễm bệnh sán lá do thực phẩm đang được thực hiện ở Bolivia, Campuchia, Peru và Việt Nam.

DS. VŨ THỊ THÙY