Nổi mề đay có phải do nhiễm giun sán không?
Nổi mề đay là hiện tượng thường gặp trong mỗi con người, người nhẹ thì một vài lần trong đời thoáng qua tự lặn không cần điều trị. Có người nổi thường xuyên dai dẳng, có người nổi lên từng đợt dữ dội phải dùng thuốc mới hết, có người bị mề đay nặng dùng thuốc cũng không bớt. Vậy chúng ta phải nghĩ tới nguyên nhân gì và xử trí như thế nào khi gặp phải các tình huống mề đay như trên.
Nhiễm giun sán cơ thể rất dễ bị mề đay
Nổi mề đay do giun sán gây ra thường rất khó phát hiện. Bệnh này sẽ kéo dài nhiều tuần và kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, suy nhươc cơ thể. Hiện tượng nổi mề đay do giun sán không còn là một hiện tượng xa lạ. Đó chính là tình trạng xuất hiện các nốt sần mẩn ngứa trên da. Những tình trạng mẩn ngứa này chỉ xuất hiện trong vòng 5 phút đến 15 phút, sau đó có thể sẽ biến mất. Nguyên nhân gây ra triệu chứng nổi mề đay là do cơ thể bị dị ứng với các tác nhân ngoài môi trường. Khi cơ thể không thích ứng với các loại thức ăn, thuốc tây, mỹ phẩm hoặc chất liệu vải trên quần áo,… bệnh nhân sẽ gặp tình trạng nổi mề đay.
Nhiễm giun sán cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng nổi mề đay mạn tính.
Một số người gọi hiện tượng nhiễm giun sán từ vật nuôi, động vật là “nhiễm giun sán lạc chủ”. Giun sán sẽ đi theo con đường từ vật nuôi vào cơ thể con người là: đường ăn uống và đường biểu bì (chúng sẽ xâm nhập qua da để đi vào cơ thể).
Loại giun sán gây nổi mề đay cho con người thường là: Giun đũa chó, ký sinh trùng trên mèo,…Khi mà bệnh nhân bị nhiễm giun sán thì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh ra chất đề kháng để chống lại loài ký sinh trùng này. Trong quá trình cơ thể tạo ra chất đề kháng đó, chất histamin trong cơ thể cũng sẽ được hình thành, gây sung phù các mao mạch dưới da. Từ đó cơ thể bạn sẽ có hiện tượng nổi mề đay.
Để nhận biết xem bạn có bị mề đay do giun sán lạc chủ hay không thì cần phải áp dụng các phương pháp xét nghiệm miễn dịch. Phương pháp này có tên là xét nghiệm ELISA. Theo như các nhà khoa học, khi cơ thể nhiễm giun sán sẽ sản sinh ra một loại kháng thể riêng, có tác dụng kháng lại giun sán lạc chủ. Vậy nên, chỉ cần bệnh nhân xét nghiệm máu để kiểm trang máu có các kháng thể giun sán lạc chủ hay không. Từ đó, Bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định được các nguyên nhân mề đay là do đâu.
Một số triệu chứng thong thường để nhận biết bạn có đang nhiễm ký sinh trùng lạc chủ là: (thiếu máu, niêm mạc nhợt, suy nhược cơ thể, thường xuyên bị hoa mắt, suy dinh dưỡng, gầy yếu, nổi mề đay trên 6 tuần,…).
Giun sán ký sinh lạc chủ trong cơ thể cũng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu như người bệnh thường xuyên cọ gãi ngoài da có thể dẫn đến tình trạng trầy xước, bội nhiễm, lở loét. Nguy hiểm hơn, chúng còn làm tổn thương các cơ quan nội tạng của cơ thể như: phổi, não, ruột, gan,…
Cách xử lý chứng mề đay do giun sán
Sử dụng thuốc tây
Một số loại thuốc diệt giun sán tốt nhất hiện nay là: Albendazole, Thiabendazol, Dietycarbamazin,… Bên cạnh đó, có thể sử dụng thuốc bôi dạng kem để làm dịu da và giảm cảm giác ngứa khó chịu do mề đay gây ra. Việc dùng thuốc để diệt giun sán cần phải tuân thử theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa.
Chăm sóc sức khỏe tại nhà đúng cách
Để đạt kết quả tốt trong việc điều trị giun sán, người bệnh cần phải kết hợp điều trị cùng với hoạt động chăm sóc sức khỏe tại nhà đúng cách.
Bệnh nhân nên: Ăn uống đầy đủ chất, uống nước đủ để cho cơ thể đào thải độc tố, tắm gội hang ngày để loại các vi khuẩn trên da, tránh cọ xát, gãi để kích ứng mề đay tang nhiều hơn, bảo vệ làn da, hạn chế tiếp xúc nắng, gió, khói bụi, ngoài ra bệnh nhân cũng cần tránh tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi vì đó có thể là nguồn gây bệnh.
Ds. Nguyễn Thị Thủy