Dấu Hiệu Và Phương Pháp Điều Trị Bệnh Sán Chó Toxocara
Bác sĩ cho em hỏi cách phát hiện và phương pháp điều trị bệnh sán chó, nếu bị nhiễm sán chó thì có trị khỏi hoàn toàn không? Thời gian bao lâu? Hiện tại sức khỏe của em bình thường, lâu lâu ngứa chút ít ở vùng bụng, tay và chân. Thời gian gần đây khu vực em ở có nhiều người bị nhiễm sán chó nên em rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn.
Chào bạn. Qua câu hỏi của chị chúng tôi trả lời chị về cách phát hiện bệnh sán chó và điều trị bệnh sán chó như sau
Giun sán chó là gì?
Giun sán chó là bệnh ký sinh trùng do một loài giun tròn có tên khoa học là Toxocara lây nhiễm cho người chủ yếu qua đường ăn uống, số ít qua da trầy xước và qua niêm mạc.
Hình thể sán chó Toxocara
Cách phát hiện bệnh sán chó qua dấu hiệu lâm sàng
Ở giai đoạn đầu khi mới nhiễm: ít có dấu hiệu triệu chứng lâm sàng, khó phát hiện bệnh ở giai đoạn này. Thường phát hiện sớm khi chủ động xét nghiệm bệnh giun sán định kỳ. Điều trị bệnh sán chó ở giai đoạn này thời gian sẽ ngắn hơn, ít biến chứng hơn, ít tốn kém hơn.
Nhiễm bệnh sán chó lâu ngày. Trên 4 -6 tuần, có thể gặp một trong các dấu hiệu sau:
- Mệt mỏi, làm việc kém tập trung, hay quên
- Ngứa da nổi mể đay dị ứng
- Đau đầu thoáng qua
- Đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
- Sốt nhẹ
- Ho, tức ngực
- Thể lực giảm
- Mắt mờ, giảm thị lực
- Có thể gặp dấu hiệu tê mỏi chân tay, yếu, liệt chi, rối loạn thần kinh, viêm não - màng não do ấu trùng di chuyển đến não
Chẩn đoán bệnh sán chó bằng cách nào?
Ngoài dấu hiệu lâm sàng, để chẩn đoán xác định bệnh sán chó cần xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA. Kết quả xét nghiệm Toxocara Positive nếu dương tính nghĩa là bị nhiễm bệnh và cần điều trị bệnh sán chó.
Trường hợp tê mỏi tay chân, có các dấu hiệu tổn thương thần kinh cần chụp MRI (chụp cắt lớp vi tính) để đánh giá tổn thương tại não.
Nhiễm sán chó Toxocara thể ấu trùng di chuyển đến não
Phương pháp điều trị bệnh sán chó
Điều trị bệnh sán chó Toxocara sớm sẽ dứt bệnh sau 1 đến 3 liệu trình, mỗi liệu trình từ 7 đến 15 ngày. Điều trị bệnh sán chó Toxocara cần tuân thủ liệu trình điều trị, sử dụng đúng thuốc, đúng liều, phối hợp thuốc tốt, an toàn cho người bệnh.
Lưu ý: Khi điều trị bệnh sán chó, có những thuốc không được phép sử dụng cho trẻ em dưới 15 tuổi, có những thuốc uống sau ăn, có thuốc uống trước ăn hoặc khi đói. Chính vì vậy, bác sĩ điều trị bệnh sán chó cho bạn phải là người có chuyên môn trong lĩnh vực điều trị bệnh ký sinh trùng.
Khi điều trị bệnh sán chó bác sĩ cần chú ý điều gì?
Khi điều trị bệnh sán chó Toxocara, bác sĩ cần giải thích rõ tình trạng bệnh, thời gian trị bệnh, chế độ ăn uống, kiêng cữ. Vì mỗi người có cân nặng và thể tạng khác nhau, thời gian nhiễm bệnh và dấu hiệu lâm sàng khác nhau nên việc sử dụng thuốc cũng khác nhau. Bệnh càng nặng dấu hiệu triệu chứng càng nhiều và nghiêm trọng, số lượng, thời gian điều trị bệnh sán chó sẽ khác với người bệnh nhẹ ít dấu hiệu lâm sàng.
Mỗi thể bệnh có những liệu trình khác nhau, khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh sán chó cho người bệnh cần giải thích có hay không phản ứng phụ, nếu có là dấu hiệu gì. Có thể cho người bệnh biết uống thuốc A có tác dụng gì? Thuốc B có tác dụng gì? Tại sao có thuốc uống trước ăn có thuốc uống sau ăn?
Nhiễm sán chó Toxocara thể ấu trùng di chuyển dưới da
Trong quá trình điều trị bệnh sán chó bác sĩ có thể giải thích rõ lần xét nghiệm này tình trạng bệnh thế nào? Mức độ kháng thể bệnh sán chó hiện tại là bao nhiêu so với lần trước. Sau khi kê toa điều trị bệnh sán chó, bác sĩ nên cho người bệnh biết có cần kiêng cữ gì không? Khi nào tái khám để xét lại? Khi đến xét nghiệm lại thì xét nghiệm những gì, thời gian bao lâu? Để người bệnh yên tâm và chủ động thời gian điều trị bệnh sán chó cho dứt điểm.
Điều trị bệnh sán chó cần thay đổi thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống không hợp lý, chủ quan là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh sán chó. Bệnh sán chó có thể điều trị khỏi trong thời gian ngắn, tuy nhiên về lâu dài thay đổi thói quen ăn uống chính là cách điều trị bệnh sán chó hiệu quả.
Một số thói ăn uống sau đây có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó
- Thường xuyên ăn rau sống
- Ăn trái cây không gọt vỏ
- Uống nước không đảm bảo vệ sinh
- Ăn gỏi cá, hải sản tái sống, ốc, cua, ghẹ nấu không ký
- Phở bò tái, thịt, gan tái
Cách phát hiện bệnh sán chó qua thói quen sinh hoạt và môi trường sống
Môi trường sống ô nhiễm và thói quen sinh hoạt không phù hợp là những nguy cơ tiềm ẩn có thể khiến bạn nhiễm bệnh sán chó
- Nhà nuôi chó hoặc mèo
- Hàng xóm nuôi chó hoặc mèo
- Thường xuyên tiếp xúc với chó hoặc mèo
- Làm vườn không mang bao tay, bảo hộ lao động
- Thường xuyên chơi thể thao tiếp xúc với đất, cát
- Trẻ em nghịch đất và có thói quen ngậm mút tay
- Khu vực quanh nhà có chó mèo thả rông, phóng uế phân bừa bãi ra môi trường
- Người dân có thói quen bón phân chuồng cho cây trồng
- Hàng xóm hoặc trong gia đình có người nhiễm bệnh sán chó hoặc đang điều trị bệnh sán chó
Mẩn ngứa da vùng cánh tay trái ở bệnh nhân nam xét nghiệm nhiễm bệnh sán chó Toxocara
Trường hợp của chị có nguy cơ cao nhiễm bệnh sán chó, vì có ngứa da, quanh nhà có yếu tố dịch tễ. Chị nên chủ động xét nghiệm sớm để điều trị bệnh sán chó sớm, phòng các biến chứng nguy hiểm đến mắt và não.
Khi có những dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ nhiễm bệnh giun sán chó mèo Toxocara, người bệnh có thể tới Phòng khám Chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga, địa chỉ số 74 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP. HCM, để xét nghiệm và điều trị bệnh sán chó Toxocara. Tại đây, có các bác sĩ ký sinh trùng trực tiếp khám, xét nghiệm và điều trị bệnh sán chó và các bệnh ký sinh trùng giun sán khác cho người lớn và trẻ em. Đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Nguyên Ngọc Ánh