Điều trị bệnh giun xoắn ở đâu tốt nhất?

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Xem: 653 | Cật nhập: 2/11/2021 3:24:04 PM | RSS

1. Nguyên nhân gây bệnh giun xoắn

Giun xoắn là loài giun tròn trong lĩnh vực ký sinh trùng. Bệnh giun xoắn từ loài giun Trichinella spiralis nằm ở ruột non của người. Người mắc phải bệnh giun xoắn do ăn thịt lợn hoặc thịt chuột có kén giun xoắn nằm trong cơ chưa được nấu chín.

2. Vòng đời của con giun xoắn.

Chu kỳ giun xoắnVòng đời con giun xoắn và quá trình gây bệnh cho con người

Người vô tình ăn phải thịt có kén ấu trùng giun xoắn chưa nấu chín, ấu trùng sẽ thoát nang kén tại dạ dày và sau 1-2 giờ theo nhu động ruột đến ruột non. Sau 24h tại ruột non, ấu trùng giun xoắn phát triển thành giun trưởng thành và xâm nhập vào niêm mạc ruột non. Sau 4-5 ngày, giun cái đẻ ra ấu trùng. Một con giun xoắn cái có thể đẻ từ 500 - 1.000 ấu trùng trong khoảng 4-6 tuần. Ấu trùng chui qua thành ruột vào hệ tuần hoàn đến tim trái và tới các tổ chức cơ vân, cơ hoành... chúng nằm tại đây và tạo kén. Kén giun xoắn nằm trong cơ có thể vài năm, thậm chí vài chục năm và vẫn có khả năng phát triển lây nhiễm.

3. Phân bố dịch tễ bệnh giun xoắn

Bệnh giun xoắn có mặt ở khắp nơi trên thế giới, tỷ lệ mắc phụ thuộc vào tập quán ăn thịt sống, ăn tái. Ở những vùng mổ heo không vệ sinh và không có kiểm tra của Thú y có nhiều hơn. Và dân có tập quán ăn tái, ăn sống, ăn tiết canh lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín sẽ dễ mắc bệnh giun xoắn.

4. Chẩn đoán bệnh giun xoắn

4.1. Triệu chứng lâm sàng bệnh giun xoắn

+ Phù mi mắt thường xuất hiện sớm và đặc trưng của bệnh, có khi phù cả đầu hoặc lan xuống cổ và chi trên.

+ Đau cơ thường xuất hiện khi thở sâu, ho, khi nhai, nuốt, đại tiện. Có khi đau mặt và cổ, đau tăng khi vận động và cả khi ăn, nói. Dẫn đến co cứng cơ và cso thể hạn chế vận động
+ Có thể có Sốt nhẹ và tăng dần, sau 2-3 ngày đo thân nhiệt lên tới 39 - 40.
+ Các triệu chứng khác như ra mồ hôi nhiều, tiêu chảy, cảm giác ớn lạnh, khát nước và mệt mỏi kiệt sức.
+ Các biến chứng ở tim mạch và thần kinh: trường hợp nặng bệnh nhân tử vong do suy cơ tim có thể xảy ra trong 2 tuần đầu. Các biến chứng có thể xuất hiện ở tuần thứ 3 thứ 4 của bệnh như viêm phổi, viêm cơ, viêm não gây tử vong. Tỷ lệ tử vong do giun xoắn từ 6-30%.

4.2.Triệu chứng cận lâm sàng bệnh giun xoắn

- Tăng bạch cầu ái toan có thể chiếm từ 30-60%.

- Xét nhiệm máu phát hiện kháng thể kháng giun xoắn (ELISA Trichinella IgG dương tính).
- Soi phân: có thể thấy ấu trùng giun xoắn trong phân hoặc giun xoắn trưởng thành.
- Sinh thiết cơ thấy những nang ấu trùng giun xoắn.

4.3. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác

Cần phân biệt với: viêm da dị ứng, nhiễm xoắn khuẩn leptospira, viêm phổi, viêm phế quản dị ứng, cúm...

5. Điều trị bệnh giun xoắn như thế nào?

Khi có nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc kiểm tra định kỳ để phát hiện phòng chống bệnh giun xoắn, chúng ta cần tới phòng khám chuyên khoa về bệnh giun sán ký sinh trùng để được các bác sĩ tư vấn làm các xét nghiệm máu, soi phân sẽ sớm nhất có thể để phát hiện và phòng bệnh. Phòng khám chuyên xét nghiệm và điều trị bệnh giun sán ký sinh trùng Ánh Nga có các bác sĩ xuất thân từ Viện Ký sinh trùng Trung Ương có nhiều năm kinh nghiệm về bệnh giun sán là một trong những địa chỉ uy tín.

Thuốc thường dùng trị giun xoắn là

- Praziquantel liều liều lượng thùy mức độ bệnh nặng hay nhẹ và thể trạng người bệnh.

- Albendazole

- Thiabendazol . Thậm trọng khi dung Thiabendazol có thể gây hoa mắt, chóng mặt hoặc buồn nôn, nôn.

Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

6. Phòng bệnh

Không ăn thịt sống, thịt tái, tiết canh.

Bs. Đặng Nga (Sưu tầm)