Cách bảo quản hóa chất, mẫu bệnh phẩm và gửi bệnh phẩm

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Xem: 861 | Cật nhập: 2/17/2021 9:24:59 AM | RSS

Để đảm bảo giữ được chất lượng các hóa chất, bệnh phẩm và đăc biệt là bệnh phẩm xét nghiệm giun sán như: mẫu máu, mẫu phân, nước tiểu tới khi thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm cho ra kết quả chính xác, chúng ta cần phải có phương pháp bảo quản đúng đúng không làm ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm.

Phòng xét nghiệm

Cách bảo quản các enzyme

Các mẫu huyết tương sử dụng để đo hoạt độ enzyme nói chung thường có thể bảo quản ở 4ᵒC đến 5 ngày, hoạt độ enzyme sẽ không giảm quá 10%. Riêng đối với LDH, không bảo quản trong tủ lạnh vì hoạt độ nó giảm, các isoenzym LDH4 và LDH5 của nó không ổng định trong điều kiện lạnh. Acid photphatate chỉ ổn định khi mẫu huyết tương được acid hóa.

Cách bảo quản các cơ chất

Các chất chuyển hóa trong huyết thanh hoặc huyết tương thường ổn định ở 4ᵒC trong 6 ngày, nồng độ không có sự thay đổi đáng kể. Riêng đối với Triglyceride có thể bị giảm do bị lipase thủy phân. Tuy nhiên, nồng độ này sẽ không thay đổi nếu phương pháp phân tích qua Glycerol toàn phần.

Sự bảo quản ở nhiệt độ phòng có thể giảm nồng độ của photphat, acid uric và creatinin nếu sự xác định dựa trên phản ứng Jaffé. Bilirubin bị phá hủy khi bị ánh sáng chiếu vào trong quá trình bảo quản. Glucose chỉ được bảo quản sau khi tách huyết tương hay huyết thanh khỏi mẫu máu hoặc thêm chất ổn định.

Cách bảo vệ protein, các kháng nguyên và kháng thể

Các protein, các kháng nguyên và kháng thể có thể bảo quản ở 4ᵒC trong vòng một tuần.

Cách bảo quản hormon và dấu ấn ung thư

Các hormon steroid, các dấu ấn ung thư tương đối bền, có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng (25ᵒC ) đến 3 ngày. Các hormon peptid muốn bảo quản trên một ngày phải để trong tủ lạnh âm sâu. Các hormon đặc biệt không bền đó là ACTH, renin, insulin, GH và calcitonin.

Cách bảo quản mẫu trong thời gian dài

Nếu muốn bảo quản bệnh phẩm trong thời gian dài hơn thời gian nêu trên, bệnh phẩm cần đươc bảo quản đông băng ở nhiệt độ thấp hơn -20ᵒC. Khi cần sử dụng, mẫu cần được tan đông một cách từ từ ở 4-8ᵒC qua một đêm hoặc trong một bể điều nhiệt có lắc. Tuy nhiên, việc đông băng và tan đông không nên lặp đi lặp lại

Lưu ý: đối với mẫu máu toàn phần, trước khi thực hiện lưu mẫu ở nhiệt độ âm cần thực hiện tách huyết thanh, huyết tương.

Cách bảo quản nước tiểu để xét nghiệm cặn nước tiểu

Cặn nước tiểu phải được đánh giá kết quả trong khoảng 2-3 giờ. Không được bảo quản mẫu nước tiểu trong tủ lạnh hoặc đông băng đá vì điều kiện lạnh có thể gây kết tủa muối.

Cách bảo quản mẫu phân

Loại mẫuMục đích sử dụngĐiều kiện bảo quảnThời gian bảo quảnDụng cụ bảo quảnGhi chú
PhânPhát hiện ký sinh trùng/ vi khuẩn18-30ᵒC<24 giờLọ lấy mẫuPhát hiện ký sinh trùng, mẫu trộn với formaline 10% hoặc PVA theo tỷ lệ 3:1
Dùng cho các xét nghiệm chẩn đoán khác4-8ᵒC>= 24 giờLọ lấy mẫu
-20ᵒC hoặc -70ᵒC<24 giờLọ lấy mẫuChỉ dùng cho xét nghiệm sinh học phân tử
Mẫu phân ngoáy trực tràngDùng cho tất cả các xét nghiệm chẩn đoán-20ᵒC hoặc -70ᵒC>= 24 giờTăm bông ngoáy trực tràng trong tuýp môi trường vận chuyển chuyên biệtChỉ dùng cho xét nghiệm sinh học phân tử

Cách bảo quản máu để đo khí máu và cách thăng bằng acid - base

Việc xác định khí máu và thăng bằng acid- base của máu động mạch hoặc mao- động mạch cần phải tránh tiếp xúc với không khí và phải được thực hiện ngay lập tức. Nếu điều này không thực hiện ngay được, mẫu máu có thể được đặt trong nước đá trong khoảng thời gian tối đa là 2 giờ.

Cách gửi bệnh phẩm, mẫu phân

Khi gửi bệnh phẩm từ nơi này đến nơi khác trong nước hoặc ra quốc tế, cần bảo quản bệnh phẩm trong phích đá khô. Nói chung, sự thay đổi hoạt độ enzyme và nồng độ các chất chuyển hóa không quá ± 10% trong khoảng 2 ngày, nếu nhiệt độ bảo quản mẫu dưới 25ᵒC.

Lưu ý: các mẫu bệnh phẩm gửi đi cần tuân thủ nguyên tắc đóng gói để đảm bảo an toàn sinh học.

KTV. KHƯƠNG VY