Một số tình huống xử lý sự cố an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm cần biết

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Xem: 764 | Cật nhập: 2/17/2021 10:52:27 AM | RSS
Sự cố kim đâm vào tay khi thao tác với tác nhân gây bệnh
Báo cho đồng nghiệp gần đó (nếu có).
Bộc lộ vết thương (cởi hoặc xé găng tay)
Đưa ngay vết thương dưới vòi nước sạch.
Để vết thương tự chảy máu trong một khoảng thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.
Rửa khu vực vết thương kỹ bằng xà phòng và nước sạch.
Sử dụng băng gạc với chất khử nhiễm thích hợp để chắn che vết thương.
Ghi chép và báo cáo sự việc với trưởng khoa xét nghiệm.
Tùy từng trường hợp cụ thể có cách xử lí tiếp theo phù hợp.
Một số tình huống xử lý sự cố an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm cần biết
Xử lý sự cố đổ, tràn dung dịch chứa tác nhân gây bệnh trên sàn phòng xét nghiệm
Thay găng tay.
Lấy bộ dụng cụ xử lý đổ mẫu bệnh phẩm.
Dùng kẹp gắp dụng cụ đựng mẫu cho vào túi vàng đựng chất thải lây nhiễm hoặc vật sắc nhọn (nếu có) bỏ vào hộp đựng vật sắc nhọn.
Trải giấy thấm lên vùng dung dịch bị đổ từ ngoài vào trong.
Đổ chất khử nhiễm lên trên vùng bị đổ theo chiều từ ngoài vào trong.
Để khoảng 30 phút cho chất khử nhiễm phát huy được tác dụng diệt khuẩn.
Mang găng tay mới.
Dùng kẹp gắp giấy thấm cho vào túi đựng chất thải lây nhiễm. Lau sạch vùng bị đổ bằng giấy thấm.
Giấy thấm và vật sắc nhọn (nếu có) được xử lý đúng theo hướng dẫn xử lý chất thải lây nhiễm.
Tháo găng tay. Rửa tay
Ghi chép và báo cáo sự việc với trưởng khoa xét nghiệm.
Sự cố đổ vỡ tube chứa tác nhân gây bệnh trong máy ly tâm
Nếu máy ly tâm đang chạy tự tắt máy, vẫn đóng nắp, để 30 phút cho khí dung lắng hết.
Thay găng tay.
Dùng kẹp nhặt mảnh vỡ tube cho vào thùng đựng rác thải lây nhiễm.
Lau khoang, roto bên trong máy ly tâm bằng giấy thấm có thấm chất khử nhiễm thích hợp.
Giấy thấm và các vật sắc nhọn được xử lý theo hướng dẫn xử lý chất thải lây nhiễm.
Thay găng tay. Ghi chép báo cáo sự việc cho trưởng khoa.
Xử trí ban đầu trong trường hợp ngất xỉu
Đặt nạn nhân nằm xuống, nâng cao hai chân lên (cao hơn mức ngang đầu)
Nới lỏng vật dụng hoặc quần áo của nạn nhân ở cổ, ngực và bụng.
Đảm bảo lưu thông khí tốt trong phòng.
Sau khi bệnh nhân đã tỉnh lại thì mới thực hiện các bước tiếp theo.
Đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ tù. Có thể cho bệnh nhân uống một ít nước.
Nếu bệnh nhân bị khó thở: đặt bệnh nhân ở tư thế nằm sắp nghiêng bên.
Trường hợp phơi nhiễm với nguồn HIV
Tùy trường hợp xữ lý, cơ bản có các bước sau:
Rút dị vật như kim tiêm, ống máu, lamle, dao cạo,...ra khỏi cơ thể mình. Báo ngay cho đồng nghiệp làm việc gần đó (nếu có).
Bộc lộ toàn bộ vết thương (ví dụ cởi hoặc xé găng tay).
Đưa ngay vết thương dưới vòi nước sạch.
Để vết thương tự chảy máu trong một khoảng thời gian ngắn, tuyệt đối không nặn bóp vết thương tránh làm vết thương rộng hơn, tổn thương mô sâu hơn tạo điều kiện HIV xâm nhâp nhanh hơn.
Rữa khu vực vết thương kĩ bằng xà phòng và nước sạch.
Sử dụng băng gạc cùng với chất khử nhiễm thích hợp để che vết thương.
Ghi chép và báo cáo sự việc với trưởng khoa xét nghiệm.
Kiểm tra tình trạng HIV nguồn phơi nhiễm và người phơi nhiễm.
Nếu kết quả người phơi nhiễm Dương tính thì theo điều trị HIV.
Nếu người phơi nhiễm Âm tính, nguồn phơi nhiễm âm tính ( đối tượng không thuộc nhóm nguy cơ), thì theo dỏi 3 tháng sau xét nghiệm lại cho người bị phơi nhiễm, nếu âm tính tiếp tục 3 tháng tiếp theo (6 tháng), kết quả âm tính thì lưu hồ sơ.
Nếu người phơi nhiễm âm tính, nguồn phơi nhiễm dương tính hoặc âm tính nhưng đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao, tổn thương cho người bị phơi lớn thì hướng dẫn cho người bị phơi nhiễm đến bệnh viện Nhiệt Đới uống thuốc ARV trong vòng 72 giờ khi phơi nhiễm.
KTV. KHƯƠNG VY