Bệnh nấm da có nguy hiểm không

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Xem: 614 | Cật nhập: 2/19/2021 9:58:01 AM | RSS

Nấm má là các trường hợp nhiễm vi nấm ngoài da ở vùng có râu quai nón (má, cằm, cổ), vì vậy bệnh chỉ gặp ở đàn ông T.mentagrophytes, T .verrucosum là hai tác nhân thường gặp nhất. Bệnh có thể lây từ thú nuôi hoặc do dùng chung dụng cụ cạo râu

Bệnh ở vùng da nhẵn (Tinea corporis)

Dùng mô tả những trường hợp nhiễm vi nấm ngoài da ở thân, chân và tay nhưng không bao gồm nhiễm ở bàn tay (tinea manuum) hoặc ở bàn chân (Tinea pedis). Vi nấm chỉ ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, có thể xâm lấn các sợi lông tơ nhưng nang lông không bị ảnh hưởng mà trở thành nguồn chứa vi nấm.

  • Hắc lào (Tinea circinata): Do các loài Microsporum, Trichophyton và Epidermophyton floccosum gay ra. Các loài ưa thú thường gây ra những sang thương ở mặt, cổ và tay do chăm sóc hoặc hôn hít các thú cưng nôi trong nhà.
  • Ngược lại vi nấm ưa người là nguyên nhân của các tổn thương ở vùng da bị chấn thương hoặc nơi có lỗ chân lông bịt bít. Biểu hiện lâm sàng là những mảng hồng ban tròn khi nằm riêng rẽ, đa vòng khi hợp nhất lại, bề mặt khô ráo, giới hạn rõ, tiến triển ly tâm với bờ hơi gồ cao, bong vẩy, nhiều bóng nước, đôi khi gây ngứa. Hắc lào thường đi kèm với nấm đầu, nấm má hoặc nấm móng do vi nấm ngoài da và đôi khi cần phân biệt với viêm da tiếp xúc, chàm, vảy nến hoặc pityriasis rosea.
  • Vẩy rồng (Tinea imbricate, Tokelau): Là một dạng bất thường của tinea corporis do T.concenntricum gây ra, khu trú ở vùn Viễn Đông, Nam Thái Bình Dương,Nam và Trung Mỹ. Ở Việt Nam, bệnh thường gặp trong vùng dân tộc ít người. Đặc trưng của bệnh là những tổn thương bong vẩy, không viêm, tiến triển ly tâm nhưng vùng trung tâm không lành, vi nấm vẫn tiếp phát triển tạo tổn thương mới và lại lan dần ra ngọại vi, vì vậy hình thành nhiều vòng đồng tâm. Bệnh thường kéo dài nhiều năm nên các tổn thương thường lan thành vùng rộng lớn trên cơ thể.

Nấm má (tinea barbae, tinea sycois)

Là các trường hợp nhiễm vi nấm ngoài da ở vùng có râu quai nón (má, cằm, cổ), vì vậy bệnh chỉ gặp ở đàn ông T.mentagrophytes, T.verrucosum là hai tác nhân thường gặp nhất. Bệnh có thể lây từ thú nuôi hoặc do dùng chung dụng cụ cạo râu. Tùy theo mức độ bệnh, nấm má được chia thành ba dạng :

  • Dạng nhẹ và nông biểu hiện bằng những hồng ban lan tỏa với nhiều sẩn, mụn mủ quanh nang lông tương tự như viêm nang lông do vi trùng. Sợi râu có thể bị vi nấm ký sinh kiểu phát nội, trở nên mất bóng hoặc đứt ngang.
  • Dạng viêm mủ sâu, giống kerion thường xuất hiện ở một bên hàm, cổ, đôi khi ở cằm, biểu hiện bằng những nốt dạng áp-xe, đóng mài cứng và rụng râu. Vùng tổn thương có thể hóa sẹo và râu không mọc lại.
  • Dạng hắc lào gồm những mảng tròn bong vảy ở giữa, nhiều bóng nước nhỏ và mụn mủ ở ngọại vi.

Nấm bàn tay (tinea manuum)

BỆNH NẤM DA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG

Hình ảnh nấm da tay

Vi nấm gây bệnh chủ yếu là E.floccosum, T.mentagrophytes và T.rubrum; ngoài ra có thể gặp M.canis, T.verrucosum, M.gypseum. Các yếu tố thuận lợi cho sự nhiễm bệnh bao gồm các công việc làm vườn, chăm sóc thú nuôi, đổ mồ hôi nhiều, tình trạng viêm da như chàm tiếp xúc… Khi vi nấm ký sinh da lưng bàn tay, hình ảnh lâm sàng tương tự như hắc lào. Trường hợp lòng bàn tay bị xâm lấn, biểu hiện lâm sàng có thể là :

  • Dạng chàm (eczematoid form) hay dạng tổ đĩa (dyshidrotic form) được đặc trưng bởi sự xuất hiện cấp tính của những bóng nước nhỏ xếp thành mảng tròn ở lòng hoặc mặt bên bàn tay,ngón tay. Cảm giá kiến bò, ngứa, bỏng rát ở vùng tổn thương là triệu chứng chủ quan thường gặp.
  • Dạng tăng sừng (hyperkeratotic form) có diễn tiến bán cấp hoặc mạn tính. Các tổn thương tiến triển từ nhiều bóng nước bong vẩy nằmgần nhau tạo thành 4 mản da tróc vẩy, bờ không đều, viền quanh bởi vòng vẩy trắng. Sự tăng sừng có thể lan khắp lòng bàn tay.

Bệnh ở vùng da xếp nếp

  • Nấm bẹn (tinea cruris, eczema marginatum) là tình trạng nhiễm vi nấm ngoài da ở vùng bẹn, vùng quanh hậu môn, đôi khi lan ra hai mông. E.floccoum và T.rubrum là hai tác nhân chính của bệnh. Nấm bẹn thường liên quan đến sự ẩm ướt của da và thứ phát sau các tổn thương ở vị trí khác của cơ thể. Bệnh có khả năng phát triển thành dịch nhỏ trong các cộng đồng sống chen chúc, vệ sinh cá nhân kém.

Biểu hiện đặc trưng là xuất hiện ở mặt trong đùi, thường cả hai bên, một hoặc nhiều mảng hồng ban, rất ngứa, giới hạn rõ, bờ màu nâu đỏ, hơi gồ, bong vẩy, có thể có bóng nước nhưng các mụn mủ ít xuất hiện hơn so với nhiễm Candida. Khi các tổn thương lan rộng ra ngọại vi sẽ hợp nhất lại thành mảng lớn hình da cung. Sự gãi càng làm cho vi nấm phát tán tạo thành nhiều sang thương vệ tinh hoặc nhiễm lên vùng bìu, dương vật, vùng quanh hậu môn, vùng kẽ giữa hai mông, thậm chí nhiễm sang các vị trí xa hơn như bàn tay, bàn chân, nách… Về mặt lâm sàng, cần phân biệt nấm bẹn do vi nấm ngoài da với viêm kẽ do vi trùng mặt lâm sàng, cần phân biệt nấm bẹn do vi nấm ngoài da với viêm kẽ do vi trùng hoặc do Candida, erythrasma, vẩy nến hoặc viêm da do tăng tuyến bã nhờn.

  • Nấm bàn chân (tinea peids) còn gọi là chân vận động viên (athlete’s foot), gặp ở người đi giày thường xuyên, nhất là khi đi giày kín và chật, làm cản trở sự lưu thông tuần hoàn cũng như sự thông khí, gây tình trạng ẩm ướt cho bàn chân. Các vi nấm giữ vai trò chính trong thể bệnh này là T.rubrum, T.mentagrophytes, E.floccosum. Bệnh được thể hiện bởi 3 thể lâm sàng sau đây trên cùng một bệnh nhân, hoặc cùng một lúc hoặc diễn tiến từ thể này sang thể khác.
  • Thể viêm kẽ : (interdigital infection) cấp tính hoặc mạn tính là thể phổ biến, thường xảy ra ở vùng kẽ ngón thứ tư. Da kẽ ngón bị hoại tử, tích tụ thành một lớp dày màu trắng che phủ phần da non đỏ hồng, rỉ nước bên dưới. Đường nứt sâu xuất hiện ở nếp kẽ gây đau và có thể làm bệnh nhân đi đứng khó khăn. Ngọai vi vùng da bị lột có nhiều bóng nước dạng tổ đỉa, nếu không điều trị , sẽ lan rộng ra bàn chân. Tổn thương thường gây ngứa nhưng mức độ thay đổi tùy cơ địa, đôi khi không thể hiện ở giai đoạn đầu. Sự bội nhie64mvi trùng sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu cho vùng tổn thương.
  • Thể khô : tăng sừng khu trú ở lòng bàn chân, gót chân, mặt bên bàn chân và đầu ngón chân. Tổn thương ban đầu là những mảng da hồng nằm riêng rẽ, giới hạn rõ với nhiều bóng nước nhỏ. Các bóng nước này phát triển thành những vòng vẩy trắng mịn. Dần dần các tổn thương hợp nhất lại thành một mảng lớn đa cung, được bao phủ bởi lớp vẩy sừng. Khi sự hóa sừng bong vẩy lan khắp bàn chân, việc chẩn đoán lâm sàng trở nên khó khăn hơn.
  • Thể bóng nước dạng tổ đỉa gặp trong nhiễm T.mentagrophytes với một phả ứng viêm mạnh. Đa số các trường hợp khởi đầu bằng những bóng nước dạng tổ đỉa trên nền viêm đỏ ở lòng và lưng bàn chân hoặc kẽ ngón. Kích thước các bóng nước rất thay đổi, nằm riêng lẻ hoặc kết hợp thành bóng nước lớn. Dịch bóng nước lúc đầu trong, dần dần hóa đục. Sauk hi vỡ, bóng nước trở nên khô để lại một viền lởm chởm không đều, dễ tróc.

Viêm móng do vi nấm ngoài da (Tinea inguium)

Hầu hết các trường hợp đều do nhóm ưa người T.mentagrophytes var.interdigitale và T.rubrum. Tần suất bệnh tập trung ở lứa tuổi 20 – 50. Móng chân dễ bị nhiễm hơn móng tay và thường thứ phát sau nấm bàn chân (tinea pedis). Trong khi đó, nấm móng tay lại liên quan đến nấm bàn tay (tinea manuum), nấm đầu (tinea capitis), nấm ở vùng da nhẵn (tinea corporis). Về mặt xã hội, nấm móng tay có ý nghĩa rất quan trọng liên quan đến yếu tố thẩm mỹ, đôi khi đây là lý do khiến cho bệnh nhân từ chối không tham gia các hoạt động hoặc nghề nghiệp đòi hỏi phải tiếp xúc với công chúng. Các biểu hiện lâm sàng thay đổi tùy theo thể bệnh.

Thể nấm móng tự do (bờ xa, distal subungual onychomycosis) là phổ biến nhất.

Vi nấm xâm nhập từ bờ tự do của móng lan sâu vào trong và lên trên, phám hủy một phần móng, dần dần toàn bộ móng đều bị ảnh hưởng. Móng giòn, dễ gãy và bị đội cao lên (onycholyse) do hiện tượng tăng sừng dưới móng. Bề mặt móng trở nên lồi lõm, màu vàng xỉn; khi bội nhiễm thêm nấm mốc, móng sẽ màu nâu đen hoặc xanh lá cây.

Thể nấm móng gốc móng (gờ gần, proximal subungual onychomycosis).

Ít gặp ở cá thể bình thường nhưng chiếm ưu thế trên bệnh nhân AIDS. Sự nhiễm nấm bắt đầu từ nếp biểu bì ở gốc móng (proximal nail fold) hoặc hai bên (lateral nail fold), sau đó ăn sâu xuống nền móng (nail bed) và xâm nhập vào vùng bán nguyệt (lanula) ảnh hưởng đến phần móng mới sinh ra do đó vùng gần gốc móng mất bóng, chuyển sang màu vàng. Dần dần, do móng tăng trưởng và vi nấm phát triển, sự đổi màu lan đến phần xa của móng. Tình trạng nhiễm phối hợp với nấm mốc làm bề mặt móng chuyển sang màu nâu đen. Phần móng tổn thương có thể bị long và đội lên cao.

Thể nấm móng đốm trắng (white superficial onychomyccosis)

Chiếm 10% các trường hợp nấm móng và hầu như chỉ xuất hiện ở móng chân, 90% trường hợp đều do T.mentagrophytes. Vi nấm xâm nhập trên bề mặt vào lớp nông của móng, sau đó lan xuống lớp sâu hơn. Móng bị ký sinh trở nên giòn, dễ gãy, trên bề mặt xuất hiện nhiều đốm trắng đục, dần dần, các đốm hợp nhất lại thành mảng lớn có thể phủ toàn bộ móng.

BS. Nguyễn Ngọc Ánh (st)