Viêm ống tai ngoài do vi nấm

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Xem: 686 | Cật nhập: 2/19/2021 4:46:45 PM | RSS

Viêm ống tai ngoài do vi nấm là một bệnh vi nấm ngọai biên, không lây, trong đó lớp thượng bì bị xâm lấn gây nên những biểu hiện viêm nhiễm cấp tính hoặc mạn tính của ống tai ngoài và có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ…

1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VIÊM ỐNG TAI NGOÀI DO VI NẤM

Viêm ống tai ngoài do vi nấm chiếm 10% các trường hợp viêm ống tai ngoài nói chung và phổ biến ở vùng có khí hậu ẩm như các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới .

Trong các vùng ôn đới, tần suất bệnh tăng vào mùa hè. Khoảng hơn 50 loại vi nấm liên quan đến bệnh, thường gặp nhất là Aspergillus (80% - 90%, A.fumigatus, A.niger), Candida )C.albicans, C.tropicalis), Actinomyces. Trichophyton.

Ở người lớn, bệnh phân bố trên mọi lức tuổi, nam cũng như nữ, nhưng ít gặp ở trẻ em. Bệnh thường phát triển sau một viêm nhiễm ống tai ngoài do vi trùng được điều trị tại chỗ bằng corticoid, hoặc sau chấn thương như trầy xước do lấy ráy tai bằng que diêm, kẹp tóc,.. Tình trạng ẩm ướt thường xuyên của ống tai ở những người bơi lội, đổ mồ hôi nhiều cũng như các trường hợp chàm, vẩy nến, viêm da tăng tuyến bã nhờn ở ống tai cũng được xem là yếu tố dẫn độ của bệnh.

2. LÂM SÀNG VIÊM ỐNG TAI NGOÀI DO VI NẤM

95% trường hợp viêm ống tai ngoài do vi nấm xảy ra sau nhiễm khuẩn ống tai ngoài, vì vậy các biểu hiện đau, ngứa, tiết dịch của viêm ống tai ngoài do vi nấm cũng tương tự như các trường hợp viêm ống tai ngoài do các tác nhân vi trùng.

Trong thể cấp tính, bệnh khởi phát đột ngột với đau nhức tai dữ dội, nhất là khi nhai nuốt, và tiết dịch nhiều. Dịch tiết có thể hôi hoặc không mùi, màu sắc thay đổi tùy theo tác nhân gây bệnh, có thể trắng, đen, xám hoặc vàng… Chất xuất tiết màu đen gặp trong nhiễm Aspergillus niger, màu trắng ngà như pho mát thường do Candida spp; nếu phối hợp với vi trùng, sẽ lẫn mủ hoặc máu.

Cảm giác ngứa trong lòng ống tai gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Sự viêm nhiễm làm tế bào thượng bì tróc ra nhiều hơn, kết khối với vi nấm và các thành phần khác tạo thành nút ráy tai tắc nghẽn lòng ống đưa đến giảm thính lực. Soi ống tai cho thấy ống tai viêmđỏ, phù nề và xuất tiết.

Trên nền ráy tai ẩm ướt, vi nấm phát triển thành những đám nhày trắng ngà hoặc khúm dạng lông tơ, đôi khi có nhiều đốm xanh hoặc đen phủ trên bề mặt. hạch cổ hoặc xung quanh tai cũng quan sát được trong một số trường hợp, đặc biệt khi nhiễm phối hợp với vi trùng.

Trái với các đợt cấp, ngứa là dấu hiệu chủ yếu của thể mạn tính với hiện tượng viêm không thể hiện rõ, lượng dịch tiết không nhiều. Khám ống tai sẽ quan sát được hình ảnh bong vẩy của lớp thượng bì đóng thành mài phủ lên trên lớp da sung huyết, hoại tử. Vi nấm không xâm lấn vào màng nhĩ nhưng viêm hạt màng nhĩ có thể xảy ra va gây thủng màng nhĩ khi bệnh kéo dài, không điều trị. Tuy nhiên, biến chứng viêm tai xương chu4m sau thủng màng nhĩ thì rất hiếm.

3. CHẨN ĐOÁN VIÊM ỐNG TAI NGOÀI DO VI NẤM

Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt viêm ống tai ngoài do vi nấm với do vi trùng, viêm da tăng tuyến bã nhờn, hoặc viêm da tiếp xúc. Dấu hiệu không đáp ứng với điều trị kháng sinh và corticoid tại chỗ cũng như giảm thính lực đột ngột gợi ý nhiều đến tác nhân vi nấm.

Chẩn đoán vi nấm học

Bệnh phẩm là ráy tai hoặc chất xuất tiết do bác sĩ tai mũi họng lấy trong điều kiện vô trùn cho phép. Bệnh phẩm được bảo quản trong một lọ hấp khử trùng và gửi đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.

Quan sát trực tiếp

Trên phết ướt bệnh phẩm với KOH 10% sẽ thấy tế bào hạt men nảy búp và sợi tơ nấm giả khi nhiễm nấm men Candida sp. Nếu nhiễm nấm sợi sẽ quan sát được sợi tơ nấm trong suốt, phân nhánh, có hoặc không có vách ngăn và việc đanh danh phải dưa trên canh cấy.

Đôi khi tìm thấy cấu trúc sinh sản của các loài nấm sợi và điều này cho phép xác định sơ bộ tác nhân gây bệnh như trong trường hợp nhiễm Aspergillus spp. với đầu bào đài sinh bào từ đính.

Khi nghi ngờ nhiễm phối hợp với vi trùng, cần thực hiện thêm phết bệnh phẩm nhuộm Gram để xác định trực khuẩn hay cầu khuẩn, Gram (+) hay Gr (-).

Cấy

Định danh vi nấm: hầu hết các vi nấm gây viêm ống tai ngoài đều nhạy cảm với cycloheximide nên môi trường cấy nấm tốt nhất là Sabouraud chloramphenicol và canh cấy được ủ nhiệt phòng. Sau 3 – 4 ngày, quan sát khúm nấm bằng mắt thường và dưới kính hiển vi sẽ giúp định danh vi nấm.

Định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ đôi khi rất cần thiết để lựa chọn kháng sinh thích hợp trong các trường hợp nhiễm phổi hợp hoặc nhiễm vi nấm thứ phát sau một viêm mạn tính do vi khuẩn. Bệnh phẩm được cấy lên thách dinh dưỡng (nutrient agar), thạch máu hay thạch tryptose đậu nành (tryptose soybean agar)… và ủ ở 370C. Sau khi vi khuẩn mọc thành khúm, việc định danh dựa trên các phản ứng sinh hóa.

4. ĐIỀU TRỊ VIÊM ỐNG TAI NGOÀI DO VI NẤM

Sau khi rửa tai với dung dịch hydrogen peroxide hoặc 5% aluminum acetate để giảm phù nề và lấy sạch ráy tai, điều trị tại chỗ bằng các dung dịch acid acetic 2% hoặc hỗn hợp cồn – giấm trắng (tỉ lệ 1 : 1) sẽ có tác dụng diệt vi khuẩn, vi nấm.

Nếu việc acid hóa ống tai không hiệu quả treo (100.000 đơn vị/ml) hoặc dạng thuốc mỡ (200.000 đơn vị/g) ngày hai lần trong 2 – 3 tuần. Đối với các trường hợp bệnh kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, có thể điều trị toàn thân với itraconazole. Kháng sinh tại chỗ được chỉ định khi nhiễm phối hợp với vi trùng.

5. DỰ PHÒNG VIÊM ỐNG TAI NGOÀI DO VI NẤM

* Dự phòng chấn thương ống tai.

Điều trị ngay khi có hiện tương viêm ống tai.

BS. Nguyễn Ngọc Ánh (St)